cloud computing

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG “ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY – CLOUD COMPUTING” Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

IBM là đơn vị tiên phong đầu tiên tại Việt Nam về điện toán đám mây(cloud). Sau đó là Microsoft tiếp bước điện toán đám mây tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay, trực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà với công nghệ này, họ chỉ dừng lại ở mức quan tâm và tìm hiểu.

Vậy những lý do chính nào là rào cản cho sự tiếp cận và chuyển đổi sang công nghệ điện toán đám mây chậm trễ như vậy:

1. Đầu tiên, mỗi doanh nghiệp có quy mô khác nhau, mô hình tổ chức, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Nhưng chủ trương, chính sách đều phải được thông suốt từ đội ngũ lãnh đạo đến đội ngũ IT và các bộ phận liên quan. Vì vậy, khi lựa chọn và chuyển đổi sang nền tảng công nghệ này, họ phải đối mặt với những thách thức lớn về: nguồn vốn, ngân sách cho chi phí đầu tư ban đầu, chi phí sản xuất, kinh doanh, quản lý, vận hành doanh nghiệp, rào cản về kỹ thuật và bảo mật đảm bảo thông tin

2. Thứ hai, điện toán đám mây phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và băng thông của đường truyền, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng và thời gian đáp ứng đối với người dùng.

3. Cuối cùng là vấn đề bảo mật ứng dụng, dữ liệu và an toàn thông tin khi mọi thứ của doanh nghiệp đều đựa đưa lên mây. Một số vấn đề như hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách, phương thức để ngăn chặn, bảo về ứng dụng, dữ liệu quan trọng cũng được quan tâm và thảo luận rất nhiều trong thời gian qua.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được vai trò của điện toán đám mây, nó là nhân tố chính thúc đẩy quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

  • Tối ưu hóa quy trình mua sắm, đầu tư phục vụ CNTT: Hiện nay, có những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, cơ cấu tổ chức và quy trình rất phức tạp. Thời gian từ khi đưa ra yêu cầu đến phê duyệt, ngân sách, hồ sơ, đẩm định đến khi triển khai kéo dài từ nửa năm đến 1 năm.

  • Giảm độ phức tạp trong cơ cấu tổ chức: Trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại mà lại có một phòng ban, đội ngũ IT vận hành, bảo trì máy móc, thiết bị, hạ tầng CNTT thì quá tốt kém. Nếu thuê ngoài được quá trình này thì sẽ giảm được độ phức tạp trong cơ cấu, ngoài ra doanh nghiệp còn tập trung được vào chuyên môn của mình.

  • Cắt giảm chi phí: Thay vì việc phải đầu tư một khoản chi phí lớn cho 1 hạ tầng CNTT trong vòng 3-5 năm thì với việc đi thuê dịch vụ hạ tầng CNTT. Ngoài ra còn giúp giảm chi phí tiêu hao điện năng, chi phí liên quan đến nguồn lực nhân sự cho việc quản trị và vận hành.

  • Tăng khả năng sử dụng tài nguyên: Khi sử dụng tài nguyên trên đám mây, bạn không cần phải quan tâm đến vấn đề bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, đầu tư có lãi hay không và có lỗi thời về công nghệ không?

  • Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Thay vì doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu cho máy thì thì nay doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu, các tài nguyên sẽ được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như doanh nghiệp muốn.

Các mô hình dịch vụ của điện toán đám mây:

Với những điều kiện thuận lợi hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam, dù lớn hay nhỏ đều có thể tham gia và chuyển đổi dần theo lộ trình các ứng dụng, dữ liệu CNTT, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của mình sang công nghệ “Điện toán đám mây”.

 

 

Leave a Reply