Trong cuộc thi khởi nghiệp tại Australia có 17 dự án kinh doanh, của khắp các trường đại học trong phạm vi bang New South Wales, đã gửi hồ sơ tham dự, trong đó có rất nhiều dự án mang tính thực tiễn cao như: dự án xây dựng nền tảng quản lý chi tiêu công tác phí cho người đi công tác; dự án cộng đồng chia sẻ bãi đỗ xe, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và big data để tạo doanh thu cho khách sạn; nền tảng gọi vốn cho nông dân và các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp…
Ban tổ chức đã phải rất vất vả để có thể sàng lọc nhiều lần và lựa chọn ba dự án nổi bật nhất để đưa vào tranh tài trong đêm chung kết.
Vượt qua hai dự án “sừng sỏ” là Spendera – dự án tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào chính sách quản lý và hoàn trả chi tiêu cho cán bộ đi công tác và Mediskin – giải pháp phần mềm hỗ trợ theo dõi làm đẹp và chăm sóc da cho cộng đồng, dự án mang tên The Sister Bag của ba cô gái đến từ trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS) đã trở thành quán quân của cuộc thi USC năm nay.
The Sister Bag nhấn mạnh vào mục tiêu đem đến cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng quốc tế, các sản phẩm túi xách thời trang hiện đại, làm từ chất liệu thiên nhiên, hoàn toàn thủ công do các nghệ nhân tại Việt Nam thực hiện, thân thiện với môi trường và có tính ứng dụng cao.
Thuyết trình về dự án của mình, ba cô gái của The Sister Bag khẳng định ý tưởng kinh doanh của “team” đáp ứng đủ các yếu tố về lợi nhuận, ứng dụng công nghệ đặt hàng trực tuyến để giảm thiểu thời gian lựa chọn cho khách hàng, tận dụng thế mạnh của sản phẩm truyền thống Việt Nam và quan trọng hơn hết là thân thiện môi trường, nói không với chất liệu nhựa và da động vật, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thời trang và độc đáo.
Dimitry Trần, sáng lập viên của Công ty Harrison AI – một trong những thành viên ban giám khảo cuộc thi, nhận định The Sister Bag đã tận dụng được thế mạnh kết nối giữa cầu và cung, đem những tinh hoa thủ công khéo léo của Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế, sử dụng công nghệ để tạo ra chiếc cầu nối cho sản phẩm Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Phạm Duy Hiếu, Phó Chủ tịch Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) – một giám khảo khác của đêm chung kết, cho rằng cả ba đội thi đã có sự sáng tạo cao trong các ý tưởng của mình.
Ba hồ sơ thuyết minh của các dự án lọt vào vòng chung kết UAVS Startup Challenge 2019. Ảnh: Diệu Linh/Vietnam+ |
Tuy nhiên, để một ý tưởng có thể hình thành và từng bước tiến đến giai đoạn ra đời sản phẩm thực tiễn còn là một chặng đường rất dài. Nó đòi hỏi năng lực của đội ngũ, bản lĩnh của người lãnh đạo trong team để giải quyết tình huống thực tế.
Cá nhân Phạm Duy Hiếu và SVF kỳ vọng các cuộc thi như thế này sẽ cho ra đời nhiều start up thành công của người Việt Nam, đặc biệt là các bạn du học sinh Việt Nam tại nước ngoài.
SVF đồng hành với USC không chỉ trong khuôn khổ cuộc thi này mà còn là cả quãng đường phía trước.
Vị giám khảo này chia sẻ SVF sẽ kết hợp với UAVS hỗ trợ để các đội tham dự cuộc thi có thể kết nối với các quỹ đầu tư khác nhau, tiếp tục tư vấn, tìm hiểu mô hình kinh doanh của các bạn, làm thế nào để các ý tưởng kinh doanh có thể tiếp tục phát triển, tiến tới ứng dụng chúng vào thực tế và cuối cùng áp dụng dự án tại Việt Nam, vận hành và cống hiến cho đất nước.
Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà cuộc thi cần hướng tới.
Nằm trong chuỗi sự kiện định hướng nghề nghiệp cho du học sinh Việt Nam ở Australia, USC 2019 đã góp phần truyền cảm hứng và kết nối các ý tưởng khởi nghiệp bền vững, xây dựng niềm tin cho các bạn trẻ về giá trị tạo dựng doanh nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế, phục vụ công việc trong tương lai. Dự kiến, USC sẽ tiếp tục được duy trì tổ chức 2 năm/lần.
Xu hướng công nghệ áp dụng trong bán hàng ngày càng được quan tâm và ứng dụng cao, liên hệ: https://congnghebanhang.com.vn, https://thietkewebsite365.vn, https://phanmemquanlyspa.com.vn, https://phanmemnhahang.vn để xem các giải pháp công nghệ của công ty ZinTech nhé.
Nguồn: nhipcaudautu.vn